Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh: Dựa trên nền tảng chính trị tư tưởng và học tập, làm theo Bác

Cập nhật, 14:05, Thứ Ba, 30/11/2021 (GMT+7)

 

Giáo dục, bồi dưỡng cho các em tình yêu quê hương, đất nước để trở thành người hữu ích cho mai sau. Ảnh: PHƯƠNG THÚY
Giáo dục, bồi dưỡng cho các em tình yêu quê hương, đất nước để trở thành người hữu ích cho mai sau. Ảnh: PHƯƠNG THÚY

Theo quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh, thì “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ; học để phụng sự đoàn thể, phụng sự giai cấp và nhân dân, phụng sự Tổ quốc và nhân loại”.

Khi nghiên cứu di sn tư tưng ca Chủ tch Hồ Chí Minh, chúng ta dễ nhận thấy vn đề Bác Hồ đc bit quan tâm là đào to kỹ năng cho con ngưi Vit Nam thông qua hot đng giáo dc (GD) và gn cht vi mc tiêu xây dng đt nưc. Từ nhng năm 1960 trong thư gi các cán bộ GD, hc sinh, sinh viên các trưng và c lp bổ túc văn hóa, Bác Hồ đã nêu: “GD phi phc vụ đưng li chính trị ca Đng và Chính ph, gn lin vi sn xut và đi sng nhân dân”. Như vậy, theo quan điểm của Bác Hồ thì kỹ năng sống phải gắn với công tác chính trị tư tưởng, có nghĩa rằng mỗi người chúng ta phải thấm nhuần tư tưởng vì nhân dân mà làm việc, học tập và phục vụ.

Nói đến công tác chính trị tư tưởng thì nhiều năm qua, Đảng ta luôn quan tâm đến công tác GD chính trị tư tưởng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống cho đội ngũ cán bộ, đảng viên; tăng cường sự thống nhất về tư tưởng chính trị trong từng Đảng bộ, tạo sự đồng thuận trong xã hội, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, trong đó có tổ chức đảng trong ngành GD. Mục tiêu chính của công tác chính trị tư tưởng là giữ vững trận địa tư tưởng, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, nâng cao ý chí vượt qua mọi khó khăn thách thức, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo quốc phòng- an ninh, giữ vững ổn định chính trị.

Với ngành GD-ĐT, nếu chú trọng tăng cường công tác GD chính trị tư tưởng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống cho đội ngũ cán bộ giáo viên, đảng viên, chúng ta cần có một đội ngũ cán bộ quản lý GD cũng như giáo viên, giảng viên các cấp có bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực công tác và phẩm chất đạo đức, lối sống trong sạch, lành mnh; có tinh thần đoàn kết, có ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm trong mọi công việc nhất là trong lĩnh vực đào tạo, cũng như công tác giảng dạy và GD học sinh.

Để có thể tăng cường công tác GD chính trị tư tưởng cho đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và giáo viên toàn ngành thì công việc phải làm là thường xuyên tổ chức học tập, quán triệt các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, BCH Trung ương Đảng; của các Thành ủy, Tỉnh ủy trên địa bàn của mỗi cơ sở GD-ĐT, mỗi nhà trường một cách nghiêm túc. Cán bộ, đảng viên nhận thức sâu hơn các quan điểm, chủ trương nghị quyết của Đảng, góp phần nâng cao bản lĩnh chính trị, tạo sự thống nhất cao trong từng Đảng bộ, Ban lãnh đạo ở mỗi cơ sở GD-ĐT, tạo nên đồng thuận về mặt tư tưởng trong toàn thể đội ngũ, thống nhất ý chí và hành động, quyết tâm thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ GD đã đề ra.

Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tạo chuyển biến quan trọng về ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, lối sống và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, góp phần tích cực vào thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của ngành.

Bộ phận cán bộ trực tiếp làm công tác chính trị, tư tưởng của các cấp ủy, cán bộ làm công tác giảng dạy lý luận chính trị cần tiếp tục được đào tạo và bồi dưỡng lý luận Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh để đáp ứng việc thực hiện công tác GD chính trị, tư tưởng của mỗi Đảng bộ nhà trường trong tình hình mới. Một khi công tác chính trị tư tưởng của đội ngũ được vững vàng thì việc thực hiện nhiệm vụ GD học sinh, cũng như GD thế hệ trẻ sẽ theo đúng mục tiêu GD đã đặt ra.

Để có thể thực hiện có hiệu quả công tác GD chính trị, tư tưởng trong thời gian tới, các cấp ủy đảng, cán bộ quản lý, đảng viên, giảng viên, giáo viên có thể quan tâm thực hiện có hiệu quả một số nhiệm vụ như sau:

Một là, công tác GD chính trị, tư tưởng, rèn luyện đạo đức, lối sống cho cán bộ quản lý, giáo viên, đảng viên trong ngành là nhiệm vụ hết sức quan trọng, là trách nhiệm của toàn ngành và là nhiệm vụ thường xuyên. Bác Hồ thường nhắc nhở là mọi việc thành công hay không thành công trước hết phải bắt nguồn từ nhận thức tư tưởng, tư tưởng có thấm nhuần và thống nhất thì mới hành động đúng. Nếu chúng ta làm tốt công tác tư tưởng, giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc về tư tưởng, gắn kết chặt chẽ công tác tư tưởng với các mục tiêu phát triển sự nghiệp GD sẽ là yếu tố quyết định nhằm tạo nền tảng tư tưởng vững chắc trong toàn ngành để thực hiện mục tiêu GD mà Đảng và Nhà nước giao phó.

Hai là, đẩy mạnh việc tuyên truyền, GD cho cán bộ giảng viên, giáo viên, đảng viên GD nhằm nâng cao nhận thức về chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, về tăng trưởng kinh tế phải gắn chặt chẽ với phát triển văn hóa và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. Mà như chúng ta biết thì Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm và chăm lo công tác GD chính trị tư tưởng. Là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta, Bác cũng là người đặt nền móng cho công tác tư tưởng của Đảng. Theo Người, “tư tưởng không đúng đắn thì công tác ắt sai lầm”, “tư tưởng thống nhất thì hành động mới thống nhất” và “GD tư tưởng và lãnh đạo tư tưởng là việc quan trọng nhất của Đảng”. Đặc biệt, mới đây Văn kiện Đại hội XIII của Đảng sử dụng thuật ngữ “công tác tư tưởng” thay cho thuật ngữ “công tác tư tưởng, lý luận” như các nhiệm kỳ trước.

Ba là, tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đưa nội dung học tập vào sinh hoạt đảng bộ, chi bộ một cách thường xuyên. Nâng cao bản lĩnh chính trị, kiên định, giữ vững phẩm chất đạo đức cách mạng; xây dựng phong cách làm việc khoa học, sáng tạo, gắn lý luận với thực tiễn, nói đi đôi với làm trong đội ngũ cán bộ giáo viên; bồi dưỡng lòng yêu nước, yêu nhân dân từ trong đội ngũ cho đến toàn thể học sinh các cấp.

Bốn là, thường xuyên đầu tư nâng cao chất lượng công tác GD để đáp ứng yêu cầu thực tế của đất nước. Theo quan điểm của Bác Hồ, GD là yếu tố quyết định trực tiếp nâng cao trình độ học vấn, trình độ khoa học- cả khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật- chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, trình độ tổ chức quản lý... GD sẽ giúp cho người học có một vốn liếng về lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt Nam và thế giới, mà nếu không có nó thì sẽ không giữ vững được nền độc lập dân tộc, không thể tham gia một cách tích cực và có hiệu quả vào công việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. GD sẽ giúp cho mỗi người dân có kiến thức mới để “biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hóa cao và đời sống tươi vui hạnh phúc”.

Năm là, mỗi một nhà giáo, mỗi một cán bộ GD, kể cả bảo mẫu hay bảo vệ đều phải là tấm gương về đạo đức lối sống để học sinh học tập và làm theo.

Tôi nhớ khi còn là học sinh tiểu học, tôi thường nghĩ về tương lai sẽ là giáo viên tiểu học giống như cô giáo của mình. Rồi đến khi học cấp 2, lại ước ao trở thành giáo sư đệ nhất cấp, rồi đệ nhị cấp. Điều này có nghĩa là chính hình ảnh thầy, cô đã tạo nên thần tượng trong tôi. Đó chẳng phải là GD kỹ năng sống hay sao? Thật ra nó không có gì là cao siêu cả, nó là sự bình dị mà Bác Hồ luôn dạy chúng ta.

Tóm lại, vấn đề kỹ năng sống, theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh GD cần tạo ra tính liên tục của cách mạng: Với việc nâng cao dân trí, nhân dân sẽ biết quyền lợi, bổn phận, có kiến thức mới để tham gia vào công việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bác cho rằng thiện, ác không phải là tính sẵn của con người. “Học để sửa chữa tư tưởng”. “Học để tu công đạo đức cách mạng”. “Học để tin tưởng”... Nội dung dạy học cần phải bao gồm cả văn hóa, chuyên môn nghề nghiệp, các ngành nghề liên quan trực tiếp tới công nghiệp, nông nghiệp, nông thôn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi; các lĩnh vực an ninh, quốc phòng liên quan tới sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...

Với tư tưởng Hồ Chí Minh, nội dung GD chính trị tư tưởng cũng như kỹ năng sống phải gắn với thực tiễn Việt Nam, học đi đôi với hành, lý luận phải liên hệ với thực tế, học tập phải kết hợp với lao động sản xuất. Chính trị tư tưởng và kỹ năng sống quan hệ biện chứng với nhau, xem nhẹ bất kỳ khâu nào cũng đều hạn chế đến kết quả của GD. GD kỹ năng sống, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh là “phải biết học nhân dân, không học nhân dân thì không lãnh đạo được dân và có biết làm học trò dân thì mới làm được thầy học của dân”. Đây cũng chính là bản chất của văn hóa dân tộc Việt Nam chúng ta cần phải xây dựng, phát huy mãi mãi trong môi trường GD.

Bởi vì văn hóa là sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Văn hóa nhà trường tác động trực tiếp đến đội ngũ nhà giáo. Từ đội ngũ nhà giáo sẽ tác động trực tiếp đến đội ngũ học sinh, sinh viên thông qua việc chăm lo công tác chính trị, tư tưởng, một kênh quan trọng trong GD kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên.

NGND, TS ĐẶNG HUỲNH MAI

(Nguyên Thứ Trưởng Bộ GD-ĐT

Chủ tịch CGC Cơ quan Bộ GD-ĐT, Phó Chủ tịch Hội CGC Việt Nam)