Hành trình về với Trường Sa

Cập nhật, 15:21, Thứ Bảy, 12/05/2018 (GMT+7)

Sáng 10/5, tàu kiểm ngư KN 491 cặp Cảng quốc tế Cam Ranh (Khánh Hòa), kết thúc hải trình hơn 1.000 hải lý đưa đoàn công tác số 12 đến thăm và làm việc tại huyện đảo Trường Sa.

Một số hình ảnh ghi nhận qua hải trình hơn 1.000 hải lý, đến thăm 10 đảo nổi, đá chìm và nhà giàn DK1.

NGỌC TRẢNG (thực hiện)

 

10 giờ ngày 3/5, tàu kiểm ngư KN 491 được lệnh thả neo ngoài khơi đảo Song Tử Tây
10 giờ ngày 3/5, tàu kiểm ngư KN 491 được lệnh thả neo ngoài khơi đảo Song Tử Tây

 

Mọi người không kềm được cảm xúc khi hình ảnh Tổ quốc ngoài khơi xa đã hiện ra thật thân thương, gần gũi với lá cờ đỏ sao vàng đang tung bay trong gió, kia là mái chùa nơi góc đảo, những cột điện gió chạy ven mép nước và thật bất ngờ màu xanh của cây lá phủ kín lên vùng đất ngỡ như cằn khô không có giọt nước ngọt. Lòng rưng rưng khi hiển hiện bóng dáng quê nhà ta đó, bao khát khao, chờ đợi rồi cũng đã được đến đây, Trường Sa ơi- một phần máu thịt không thể tách rời của đất nước Việt Nam.
Mọi người không kềm được cảm xúc khi hình ảnh Tổ quốc ngoài khơi xa đã hiện ra thật thân thương, gần gũi với lá cờ đỏ sao vàng đang tung bay trong gió, kia là mái chùa nơi góc đảo, những cột điện gió chạy ven mép nước và thật bất ngờ màu xanh của cây lá phủ kín lên vùng đất ngỡ như cằn khô không có giọt nước ngọt. Lòng rưng rưng khi hiển hiện bóng dáng quê nhà ta đó, bao khát khao, chờ đợi rồi cũng đã được đến đây, Trường Sa ơi- một phần máu thịt không thể tách rời của đất nước Việt Nam.

 

Đoàn công tác số 12 vào đảo Song Tử Tây bằng những chiếc xuồng máy nhỏ. Trong khi đó, một nhóm nhỏ được phân công đi thăm cán bộ, chiến sỹ đảo Đá Nam. Đoàn đã thăm hỏi, động viên bằng những phần quà thiết thực nhằm cải thiện những khó khăn, thiếu thốn vật chất, tinh thần của chiến sĩ, người dân nơi đảo xa. Sau đó, là dự lễ chào cờ và lễ duyệt binh thể hiện sức mạnh, kỷ luật binh chủng Hải quân, như lời thề quyết tử giữ gìn trọn vẹn biển, đảo, bầu trời Tổ quốc  thiêng liêng. Cột mốc chủ quyền vững vàng nơi đầu sóng ngọn gió; không thế lực nào, không âm mưu nào có thể xâm phạm được.
Đoàn công tác số 12 vào đảo Song Tử Tây bằng những chiếc xuồng máy nhỏ. Trong khi đó, một nhóm nhỏ được phân công đi thăm cán bộ, chiến sỹ đảo Đá Nam. Đoàn đã thăm hỏi, động viên bằng những phần quà thiết thực nhằm cải thiện những khó khăn, thiếu thốn vật chất, tinh thần của chiến sĩ, người dân nơi đảo xa. Sau đó, là dự lễ chào cờ và lễ duyệt binh thể hiện sức mạnh, kỷ luật binh chủng Hải quân, như lời thề quyết tử giữ gìn trọn vẹn biển, đảo, bầu trời Tổ quốc thiêng liêng. Cột mốc chủ quyền vững vàng nơi đầu sóng ngọn gió; không thế lực nào, không âm mưu nào có thể xâm phạm được.

 

Đoàn công tác số 12 vào đảo Song Tử Tây bằng những chiếc xuồng máy nhỏ. Trong khi đó, một nhóm nhỏ được phân công đi thăm cán bộ, chiến sỹ đảo Đá Nam. Đoàn đã thăm hỏi, động viên bằng những phần quà thiết thực nhằm cải thiện những khó khăn, thiếu thốn vật chất, tinh thần của chiến sĩ, người dân nơi đảo xa. Sau đó, là dự lễ chào cờ và lễ duyệt binh thể hiện sức mạnh, kỷ luật binh chủng Hải quân, như lời thề quyết tử giữ gìn trọn vẹn biển, đảo, bầu trời Tổ quốc  thiêng liêng. Cột mốc chủ quyền vững vàng nơi đầu sóng ngọn gió; không thế lực nào, không âm mưu nào có thể xâm phạm được.
Đoàn công tác số 12 vào đảo Song Tử Tây bằng những chiếc xuồng máy nhỏ. Trong khi đó, một nhóm nhỏ được phân công đi thăm cán bộ, chiến sỹ đảo Đá Nam. Đoàn đã thăm hỏi, động viên bằng những phần quà thiết thực nhằm cải thiện những khó khăn, thiếu thốn vật chất, tinh thần của chiến sĩ, người dân nơi đảo xa. Sau đó, là dự lễ chào cờ và lễ duyệt binh thể hiện sức mạnh, kỷ luật binh chủng Hải quân, như lời thề quyết tử giữ gìn trọn vẹn biển, đảo, bầu trời Tổ quốc thiêng liêng. Cột mốc chủ quyền vững vàng nơi đầu sóng ngọn gió; không thế lực nào, không âm mưu nào có thể xâm phạm được.

 

21 giờ tàu nhổ neo, rút 3 hồi còi chào đảo, lên đường tiếp tục hải trình hướng về cụm đảo Sơn Ca, Nam Yết. Việc đầu tiên bước chân lên đảo Sơn Ca, mọi người cùng đến dâng hương tượng đài Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nằm bên cạnh âu tàu.
21 giờ tàu nhổ neo, rút 3 hồi còi chào đảo, lên đường tiếp tục hải trình hướng về cụm đảo Sơn Ca, Nam Yết. Việc đầu tiên bước chân lên đảo Sơn Ca, mọi người cùng đến dâng hương tượng đài Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nằm bên cạnh âu tàu.

 

- Đảo Sơn Ca không lớn nhưng có những bãi bồi cát vàng rất đẹp. Những bãi cát thường xuyên thay đổi sự bồi lắng theo mùa, làm cho hình dáng của đảo đôi chút thay đổi trong năm.
- Đảo Sơn Ca không lớn nhưng có những bãi bồi cát vàng rất đẹp. Những bãi cát thường xuyên thay đổi sự bồi lắng theo mùa, làm cho hình dáng của đảo đôi chút thay đổi trong năm.

 

Nam Yết cũng là hòn đảo nhỏ, nhưng thật bất ngờ với những cụm cây di sản với những góc cổ thụ bàng vuông rất lớn xỏa bóng mát một khoảng sân rộng mênh mông.
Nam Yết cũng là hòn đảo nhỏ, nhưng thật bất ngờ với những cụm cây di sản với những góc cổ thụ bàng vuông rất lớn xỏa bóng mát một khoảng sân rộng mênh mông.

 

 Nằm lặng lẽ nơi góc đảo là nghĩa trang liệt sĩ, nép mình dưới những hàng dừa chạy dọc con đường nhỏ dẫn ra tới mé biển. Những người lính còn rất trẻ đã hy sinh khi làm nhiệm vụ, là những mất mát lớn lao trong thời bình của đất nước.
Nằm lặng lẽ nơi góc đảo là nghĩa trang liệt sĩ, nép mình dưới những hàng dừa chạy dọc con đường nhỏ dẫn ra tới mé biển. Những người lính còn rất trẻ đã hy sinh khi làm nhiệm vụ, là những mất mát lớn lao trong thời bình của đất nước.

 

Hành trình ngày thứ tư, tàu KN 491 đã đến vùng biển đảo Sinh Tồn Đông và bãi đá cạn Len Đao. Trên đảo Sinh Tồn Đông, đã có buổi giao lưu văn nghệ giữa đoàn ca múa nhạc tổng hợp An Giang và các chiến sĩ trên đảo, lời ca tiếng hát tràn ngập tiếng cười và cả những giọt nước mắt phút bịn rịn chia tay.
Hành trình ngày thứ tư, tàu KN 491 đã đến vùng biển đảo Sinh Tồn Đông và bãi đá cạn Len Đao. Trên đảo Sinh Tồn Đông, đã có buổi giao lưu văn nghệ giữa đoàn ca múa nhạc tổng hợp An Giang và các chiến sĩ trên đảo, lời ca tiếng hát tràn ngập tiếng cười và cả những giọt nước mắt phút bịn rịn chia tay.

 

Không xa lắm, tàu vận động từ Sinh Tồn Đông đến bãi đá cạn Len Đao chỉ mất vài tiếng đồng hồ.
Không xa lắm, tàu vận động từ Sinh Tồn Đông đến bãi đá cạn Len Đao chỉ mất vài tiếng đồng hồ.

 

16 giờ 30 ngày 5/5, tàu KN 491 di chuyển đến vị trí neo đậu giữa bãi đá Len Đao và đảo Gạc Ma và đã trang trọng tổ chức lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh trong trận hải chiến Gạc Ma. Thủ trưởng đoàn công tác thả vòng hoa đỏ sao vàng và lễ vật xuống, lần lượt các thành viên trong đoàn lặng lẽ thả những nhành hoa cúc, thể hiện lòng tri ân và tiếc thương vô hạn.
16 giờ 30 ngày 5/5, tàu KN 491 di chuyển đến vị trí neo đậu giữa bãi đá Len Đao và đảo Gạc Ma và đã trang trọng tổ chức lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh trong trận hải chiến Gạc Ma. Thủ trưởng đoàn công tác thả vòng hoa đỏ sao vàng và lễ vật xuống, lần lượt các thành viên trong đoàn lặng lẽ thả những nhành hoa cúc, thể hiện lòng tri ân và tiếc thương vô hạn.

 

Tiếp tục hải trình, đoàn tiếp tục đến thăm bãi đá Tốc Tan và Núi Le. Nhìn từ trên cao, một góc bãi đá Tốc Tan có hình dáng như chiếc mỏ neo bám chặt vào lòng biển, như những chiến sĩ hải quân đang ngày đêm canh giữ vững vàng vùng biển đảo quê hương.
Tiếp tục hải trình, đoàn tiếp tục đến thăm bãi đá Tốc Tan và Núi Le. Nhìn từ trên cao, một góc bãi đá Tốc Tan có hình dáng như chiếc mỏ neo bám chặt vào lòng biển, như những chiến sĩ hải quân đang ngày đêm canh giữ vững vàng vùng biển đảo quê hương.

 

Điểm dừng chân thứ 6 của đoàn công tác là đảo Đá Tây và Trường Sa Lớn.
Điểm dừng chân thứ 6 của đoàn công tác là đảo Đá Tây và Trường Sa Lớn.

 

Nhà giàn DK1 là điểm dừng chân cuối cùng của hải trình đoàn công tác.
Nhà giàn DK1 là điểm dừng chân cuối cùng của hải trình đoàn công tác.

 

Thật bất ngờ, ở độ cao hơn 20m giữa biển khơi, nhà giàn vẫn xanh um những vườn rau.
Thật bất ngờ, ở độ cao hơn 20m giữa biển khơi, nhà giàn vẫn xanh um những vườn rau.

 

Ở đây, những ngày giông bão, gió giật cấp 12, cấp 13 nhưng các hoạt động nghiệp vụ vẫn không ngừng trệ.
Ở đây, những ngày giông bão, gió giật cấp 12, cấp 13 nhưng các hoạt động nghiệp vụ vẫn không ngừng trệ.

 

 Đại tá Nguyễn Thế Tốt- Phó Tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân, Trưởng Đoàn công tác số 12 (đi đầu) và đồng chí Trương Văn Sáu- Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Vĩnh Long, Phó Trưởng đoàn  (đi thứ hai) bắt tay chào cán bộ, chiến sĩ Cảng quốc tế Cam Ranh, hoàn thành an toàn, tốt đẹp, thành công mỹ mãn chuyến công tác đến thăm, làm việc với huyện đảo Trường Sa.
Đại tá Nguyễn Thế Tốt- Phó Tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân, Trưởng Đoàn công tác số 12 (đi đầu) và đồng chí Trương Văn Sáu- Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Vĩnh Long, Phó Trưởng đoàn (đi thứ hai) bắt tay chào cán bộ, chiến sĩ Cảng quốc tế Cam Ranh, hoàn thành an toàn, tốt đẹp, thành công mỹ mãn chuyến công tác đến thăm, làm việc với huyện đảo Trường Sa.