Bến Tre hướng đến xây dựng, phát triển thương hiệu địa phương

Cập nhật, 16:37, Chủ Nhật, 17/01/2021 (GMT+7)

 

Bến Tre tập trung xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị hàng nông sản, đặc biệt là cây dừa.
Bến Tre tập trung xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị hàng nông sản, đặc biệt là cây dừa.

 

Với chương trình Đồng Khởi khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp, hiện tỉnh Bến Tre đã xây dựng những CLB doanh nghiệp dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực, lấy ngành dừa làm trụ cột chính.

Trong chương trình phát triển 5 năm tới, tỉnh có kế hoạch phát triển thêm 5.000 DN, với ít nhất có 100 DN dẫn đầu. Đi liền với đó là các chương trình khoa học công nghệ… nhằm hướng đến xây dựng và phát triển thương hiệu địa phương.

Bà Trương Thị Cẩm Hồng- Giám đốc Công ty TNHH chế biến sản phẩm dừa Cửu Long- chia sẻ câu chuyện về chiếc mặt nạ dừa: Qua quá trình nghiên cứu, khi hình thành được sản phẩm thì chỉ cái tên sản phẩm cũng đã mất 1 năm suy nghĩ. Đã có tên mà vốn ít thì làm cách nào để sản phẩm ra thị trường cũng cần phải tư duy.

“Tôi đem sản phẩm gửi ở những chỗ du lịch sinh thái và trong những tiệm chăm sóc da bình dân”- bà Trương Thị Cẩm Hồng nói. Sau một thời gian, sản phẩm được một số người tiêu dùng chấp nhận. Để giữ uy tín, từ đó đến nay chúng tôi tiếp tục đầu tư máy móc thiết bị và hoàn thiện, cải tiến công nghệ.

“Khi cái tên sản phẩm ra thị trường, đó chỉ là cái xác, còn giữ như thế nào để mọi người có cảm tình mới là quan trọng”- bà Trương Thị Cẩm Hồng chia sẻ thêm và khẳng định, trong nội tại doanh nghiệp phải vận động. Theo đó, ngoài chuyện xây dựng và phát triển thương hiệu riêng của doanh nghiệp thì còn phải gắn được thương hiệu chung của dừa Bến Tre và phải kiểm soát được thị trường giúp người tiêu dùng phân biệt được sản phẩm dừa của Bến Tre.

 

Với chương trình Đồng Khởi khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp, hiện tỉnh Bến Tre đã xây dựng những CLB doanh nghiệp dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực, lấy ngành dừa làm trụ cột chính.

Với chương trình Đồng Khởi khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp, hiện tỉnh Bến Tre đã xây dựng những CLB doanh nghiệp dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực, lấy ngành dừa làm trụ cột chính.

Đồng ý kiến với bà Trương Thị Cẩm Hồng, một số doanh nghiệp khác cho rằng, xây dựng và phát triển thương hiệu phải có lộ trình, không phải chỉ tự thân doanh nghiệp vận động mà còn phải có sự hỗ trợ về mặt nhà nước thì mới có thể thành công.

Ông Nguyễn Trúc Sơn- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre- cho biết, Tỉnh ủy đã thông qua một số chương trình để định hướng kinh tế nông nghiệp và có nghị quyết về xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị, đặc biệt là chuỗi giá trị hàng nông sản.

Xác định đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ là một trong những động lực để phát triển kinh tế nên trong chuyển đổi số, Bến Tre tập trung vào 3 lĩnh vực chính: xây dựng được chính quyền điện tử, phát triển nền kinh tế số và xã hội số.

Ông Nguyễn Trúc Sơn cho biết thêm, để nhận diện sản phẩm của Bến Tre, thời gian qua, tỉnh đã phối hợp và được sự hỗ trợ của rất nhiều các cơ quan trung ương, các viện, trường và đặc biệt là các doanh nghiệp tiên phong dẫn đầu ở Bến Tre để xây dựng chỉ dẫn địa lý cho một số sản phẩm.

“Chỉ dẫn địa lý là một trong những nhiệm vụ mà Bến Tre hiện nay đang tập trung cho một số địa phương của tỉnh để trong quá trình xây dựng vùng nguyên liệu phải đi kèm với chỉ dẫn địa lý để các hàng xuất phát từ Bến Tre có nguồn gốc cụ thể. Trước mắt, sản phẩm dừa đã có chỉ dẫn địa lý. Bến Tre cũng nhắm tới những hàng nông sản khác”- ông Nguyễn Trúc Sơn cho biết.

Bài, ảnh: SÔNG HẬU