Cần có chính sách đặc thù dành riêng cho sự phát triển nguồn nhân lực giới

Cập nhật, 15:08, Thứ Sáu, 10/11/2017 (GMT+7)

Ngày 9/11/2017, Quốc hội thảo luận tại hội trường về thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.

Trong phiên thảo luận, đại biểu Quốc hội đã ghi nhận và đánh giá cao chính sách bình đẳng giới được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm, đặc biệt các bộ ngành và địa phương sớm cụ thể hóa và đưa Luật Bình đẳng giới vào cuộc sống.

Đề xuất một số giải pháp về công tác bình đẳng giới thời gian tới, đại biểu đề nghị cần phải có biện pháp cụ thể và những chính sách mang tính đặc thù dành riêng cho sự phát triển nguồn nhân lực giới.

Xác định trách nhiệm của các cấp các ngành trong công tác phát triển nguồn nhân lực nói chung, nhân lực nữ nói riêng.

Bên cạnh đó, tiếp tục xây dựng tổ chức thực hiện hệ thống luật pháp chính sách tạo điều kiện và cơ hội cho phụ nữ thực hiện tốt vai trò của mình trong đào tạo; khuyến khích hỗ trợ phụ nữ phát triển doanh nghiệp, chính sách thai sản cho phụ nữ không có BHXH bắt buộc;

tổ chức nhà trẻ trong khu công nghiệp, khu chế xuất; quan tâm xây dựng và thực hiện hỗ trợ tạo điều kiện phát triển nguồn nhân lực trong nhóm nữ vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa có hoàn cảnh khó khăn.

Đặc biệt, cần phải tiến hành đồng bộ các giải pháp tuyên truyền, vận động giáo dục, thuyết phục người dân thấy được nguy cơ của việc mất cân bằng giới tính để mọi người tự giác thực hiện, không tham gia vào quá trình lựa chọn giới tính trước sinh, từng bước xóa bỏ bất bình đẳng giới, nâng cao vị thế của phụ nữ và trẻ em gái.

Đại biểu đề nghị Đảng, Nhà nước tiếp tục quan tâm nhằm thực hiện đảm bảo tỷ lệ lãnh đạo là phụ nữ ở các địa phương; giải pháp giảm khoảng cách về giới trong lĩnh vực chính trị; lồng ghép nội dung bình đẳng giới trong các văn bản quy phạm pháp luật; phòng chống bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em, phụ nữ; xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bình đẳng giới…

TÂM THI