Phát hiện enzyme trong não giúp xóa mãi mãi ký ức đau buồn

Cập nhật, 11:56, Chủ Nhật, 04/06/2017 (GMT+7)

Với những người sống chung với rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD), việc xóa đi những ký ức đau buồn là điều mơ ước.

Các nhà nghiên cứu tin rằng, họ đã tìm ra cách biến ước mơ đó thành hiện thực. Họ đã xác định được một enzyme trong não có vai trò quan trọng trong việc lưu trữ những ký ức dài hạn.

Mặc dù enzyme này hiện chỉ được nghiên cứu ở chuột, các nhà nghiên cứu lạc quan rằng nó có thể được thực hiện loại bỏ những ký ức đau buồn ở người mắc chứng PTSD.

Các nhà nghiên cứu thuộc Trường Y khoa Perelman (ĐH Pennsylvania) đã khám phá ra một enzyme then chốt trong não chuột hoạt động bên trong nhân có thể bật hoặc tắt các gien khi những ký ức mới được hình thành.

TS. Shelley Berger- tác giả của nghiên cứu- cho biết: “Enzyme này, được gọi là acetyl-CoA synthetase 2, hoặc ACSS2” đốt cháy “tại chỗ” toàn bộ cơ chế biểu hiện gien trong nhân của các tế bào thần kinh để bật các gien bộ nhớ chính sau khi học những điều mới.

Chúng tôi tìm thấy cả sự kết hợp gien trực tiếp của ACSS2 và vai trò của nó trong tế bào thần kinh để điều chỉnh học tập và trí nhớ- 2 khám phá mới lạ không ngờ tới”.

Theo các nhà nghiên cứu, nghiên cứu này đưa ra mục tiêu mới cho các rối loạn như lo lắng và trầm cảm, nơi các cơ chế di truyền được xem là chìa khóa.

TS. Philipp Mews- tác giả chính của nghiên cứu- nói: “Chúng tôi nghi ngờ rằng ACSS2 có thể đóng một vai trò trong việc làm suy giảm trí nhớ trong các rối loạn thoái hóa thần kinh”.

Khi ký ức được hình thành, khớp thần kinh được cơ cấu lại- một quá trình được kiểm soát bởi sự biểu hiện của một nhóm gien bộ nhớ.

Việc bổ sung một nhóm hóa học vào các vị trí đặc biệt của bộ gien trong tế bào thần kinh mở cho ADN tạo ra các gien liên quan đến sự hình thành trí nhớ có sẵn để được “đọc”. Các nhà nghiên cứu nhận thấy ACSS2 liên kết với các gien bộ nhớ để điều chỉnh việc bổ sung các nhóm hóa học này.

Nếu giảm mức độ ACSS2 sẽ làm giảm sự biểu hiện của các gien bộ nhớ và do đó ngăn cản những ký ức dài hạn được hình thành.

HẢI HUỲNH (Nguồn: Mail Online/Science)