Phòng và điều trị bệnh viêm mũi xoang

Cập nhật, 14:31, Thứ Sáu, 28/09/2018 (GMT+7)

 

Bệnh nhân đến khám bệnh viêm mũi xoang tại Bệnh viện Đa khoa Triều An- Loan Trâm.
Bệnh nhân đến khám bệnh viêm mũi xoang tại Bệnh viện Đa khoa Triều An- Loan Trâm.

Đau đầu, nghẹt mũi, khó thở, mất ngủ là những triệu chứng quen thuộc mà các bệnh nhân bị bệnh lý viêm mũi xoang (VMX) hay than phiền. Song, lo ngại hơn cả là bệnh này chữa hoài mà không khỏi hẳn.

Thực tế số lượng bệnh nhân từ viêm xoang cấp sang viêm xoang mãn là rất nhiều. Đây là căn bệnh rất khó chịu, gây mệt mỏi, làm giảm khả năng học tập và làm việc của người bệnh.

Bệnh VMX rất hay tái phát

Chị Nguyễn Thị Như Anh (Phường 1- TP Vĩnh Long) mệt mỏi vì chứng bệnh VMX của mình. “Khi bị tái phát khu vực hình chữ T mũi tôi bị đau, bị nhức đầu ong ong, có khi nhức buốt rất khó chịu”.

Sống chung với bệnh VMX hơn 15 năm, nên cứ mỗi khi thời tiết thay đổi, nắng chuyển sang mưa là xem như mũi của anh Trần Hoàng Minh (huyện Cái Bè- Tiền Giang) lại khịt khịt, sổ mũi.

Chưa hết, mỗi khi anh hít phải khói bụi hay môi trường bị ô nhiễm là bị nghẹt mũi, có triệu chứng đau nhức đỉnh đầu, đau hốc mắt, sau gáy. Vừa qua, anh đi tái khám thì bệnh trở nặng, bác sĩ khuyên anh nên phẫu thuật VMX để điều trị bệnh khá hơn.

BS CK2 Nguyễn Tấn Định (Trưởng khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Đa khoa Triều An- Loan Trâm) cho biết: VMX là do nhiều nguyên nhân gây nên: bên cạnh yếu tố môi trường thời tiết thay đổi làm bệnh dễ tái phát, thì còn do những nguyên nhân của người bệnh. Ví dụ: bệnh nhân có những bất thường về cấu trúc mũi xoang, bị khối u, polyp mũi xoang, hay bị VMX dị ứng...

Nếu người bệnh không điều trị triệt để thì bệnh rất hay tái đi, tái lại. Đó là chưa kể hiện nay người bị VMX rất chủ quan với việc giữ vệ sinh vùng mũi xoang, thậm chí có người còn xem nhẹ công việc này nên rất dễ làm bệnh tái phát.

Không ít bệnh nhân thường do bận rộn nên khi bệnh nhẹ, người bệnh hay lướt qua và không để ý chữa một cách triệt để. Gặp lúc sức đề kháng cơ thể suy giảm hay nhiễm siêu vi, cảm lạnh thì các bệnh này bùng phát trở lại.

Nguy hiểm hơn là người bệnh tự mua thuốc điều trị nhưng không hết. Có trường hợp bệnh đến khám lấy thuốc uống một tuần thấy đỡ rồi tự ý ngưng thuốc, không đi tái khám hoặc dùng toa cũ để mua thuốc. Gặp nhà thuốc không có những loại thuốc theo toa, tự ý thay thế những loại thuốc khác thì rất nguy hiểm cho bệnh nhân.

Cách điều trị bệnh VMX

Theo BS CK2 Nguyễn Tấn Định, đối với VMX cấp: xuất hiện sau 1 đợt viêm mũi họng cấp, cảm cúm, ho- sổ mũi.

Sau 5- 7 ngày không hết, bệnh chuyển qua VMX cấp. Điều trị thường dùng kháng sinh phổ rộng, giảm đau, giảm sốt, kháng Histamin (co mạch) giảm ho và nâng cao sức đề kháng, có thể điều trị từ 2- 7 tuần thì hết.

BS CK2 Nguyễn Tấn Định.
BS CK2 Nguyễn Tấn Định.

Lưu ý, khi có những đợt bộc phát VMX cấp như thế thì bệnh nhân phải điều trị đúng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa bao gồm dùng đúng thuốc đúng liều để bệnh hết hẳn và không tái đi tái lại gây VMX mãn. Thông thường trong năm có 4-5 lần VMX cấp thì bệnh được gọi là VMX mãn.

Còn đối với người bị VMX mãn bộc phát đợt cấp thì chỉ định điều trị cho những đợt viêm cấp tính vẫn giống như VMX cấp.

Tức là vẫn điều trị nội khoa dùng: kháng sinh, kháng viêm, giảm đau, thuốc kháng Histamin, giảm ho, có thể kèm theo: khí dung mũi- họng, chuyển dịch mũi xoang,… và vệ sinh mũi xoang trong lúc điều trị bệnh thường xuyên hơn.Việc dùng thuốc phải tuân thủ theo chỉ định bác sĩ chuyên khoa, không tự ý dùng toa cũ mua uống.

Khi điều trị những đợt VMX cấp xong, người bị VMX mãn ngoài thăm khám theo đúng chỉ định để bác sĩ chuyên khoa để theo dõi bệnh, thì khâu vệ sinh mũi xoang thông thoáng hàng ngày là rất cần thiết.Việc này có thể thực hiện tại nhà.

Nếu bệnh hay tái đi tái lại thường xuyên trong năm, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, công ăn việc làm cho người bệnh nhiều thì tùy vào tình trạng bệnh mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ có hội chẩn rõ ràng mới quyết định nên hay không nên phẫu thuật.

BS CK2 Nguyễn Tấn Định cho biết, phẫu thuật VMX là giải pháp sau cùng khi điều trị nội khoa không thành công, hoặc có những nguyên nhân bắt buộc phải phẫu thuật.

Bệnh viện đa khoa Triều An- Loan Trâm là nơi bệnh nhân có thể đặt niêm tin để khám và điều trị cũng như tiến hành phẫu thuật VMX.
Bệnh viện đa khoa Triều An- Loan Trâm là nơi bệnh nhân có thể đặt niêm tin để khám và điều trị cũng như tiến hành phẫu thuật VMX.

Nếu nguyên nhân bệnh do những bất thường về cấu trúc mũi xoang thì phẫu thuật triệt để sẽ đúng và hết bệnh, còn do những nguyên nhân khác như: do dị ứng mũi, do nhiễm trùng, do bệnh di truyền mạn tính thì có chỉ định phẫu thuật cũng không hết mà phải điều trị nội phối hợp với các chuyên khoa khác.

Tại Bệnh viện Đa khoa Triều An- Loan Trâm, muốn đưa ra một chỉ định phẫu thuật VMX phải hội đủ mọi chứng minh lâm sàng: bao gồm các xét nghiệm cận lâm sàng: nội soi, chụp CT nếu cần và có hội chẩn với đầy đủ các bác sĩ chuyên khoa để đi đến kết luận chính xác nhất.

Tránh mọi chỉ định sai, chỉ định sớm cho bệnh nhân. Trước một chỉ định đúng, chính xác và với các bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng nhiều kinh nghiệm, phòng phẫu thuật hoàn chỉnh, cách săn sóc sau mổ tốt thì bệnh sẽ hết từ 90- 95% với điều kiện bệnh nhân tuân thủ tái khám và tự chăm sóc như bác sĩ dặn.

BS CK2 Nguyễn Tấn Định khuyến cáo, chăm sóc sau mổ quyết định 50% thành công của phẫu thuật VMX gồm: khâu vệ sinh, chăm sóc vết thương đúng cho đến khi lành hẳn. Nếu có điều kiện thì bệnh nhân nên đến nơi phẫu thuật cho mình để thực hiện việc này là tốt nhất. Và sau đó khi về nhà thì bệnh nhân phải tuân thủ đúng những chỉ dẫn của thầy thuốc.

Thực tế có những nguyên nhân tái phát bệnh là do bệnh nhân không tuân theo lời khuyên của bác sĩ về lối sống hàng ngày như: lặn sông, hồ; không tránh mưa, gió bụi; vẫn hay ăn uống thức ăn ảnh hưởng đến bệnh, đặc biệt là không rửa mũi, chăm sóc mũi hàng ngày, không tái khám thường xuyên theo lời dặn của bác sĩ phẫu thuật.

Bài, ảnh: SÔNG TRĂNG