Tiết đọc sách, báo

Cập nhật, 15:02, Thứ Tư, 08/05/2019 (GMT+7)

TP Hồ Chí Minh kiến nghị với lãnh đạo thành phố về một số giải pháp nâng cao văn hóa đọc trong nhà trường và xã hội. Cụ thể là vận dụng các khung giờ thích hợp để đưa “tiết đọc sách” vào hệ thống chương trình giáo dục.

Đây là một ý tưởng hay và mang lại ý nghĩa lớn nếu thực hiện tốt. Văn hóa đọc cần được khơi mào từ nhà trường và cũng không nên chỉ dừng lại ở việc đọc sách mà quên đọc báo. Tờ báo vừa mang lại thông tin nóng, thời sự vừa cung cấp vốn từ và có đầy đủ các chuyên trang đáp ứng nhu cầu.

Tờ báo mang tính mới lạ, hấp dẫn, ngắn gọn nên không gây nhàm chán khi đọc. Và nó sẽ mang đến cho học sinh một bức tranh toàn cảnh về nơi mình đang ở là như thế nào?

Chuyện gì đang xảy ra ở tỉnh hay thành phố mình đang sống? Những tấm gương điển hình nổi bật là ai? Địa phương đang cố gắng thực hiện điều gì?...

Và sẽ càng vui và hứng thú hơn khi bắt gặp cái tên hay hình ảnh của trường mình, địa phương mình… trong đó.

Ngồn ngộn thông tin gần gũi nhất, chính xác nhất được truyền tải đến cho những công dân trẻ mà với giá vài ngàn đồng/tờ báo. Mỗi lớp học chỉ cần 2 tờ báo là có thể chuyền tay nhau đọc trong ngày.

Không khó để kiểm tra văn hóa đọc sách, báo tới đâu? Hãy gặp học sinh cấp III hay sinh viên ĐH để hỏi về tình hình địa phương, những câu hỏi đơn giản như lãnh đạo tỉnh là những ai? Từ đó, hiểu được tình hình giới trẻ và những hiểu biết về địa phương, xã hội như thế nào?

Thiết nghĩ, nên nghiên cứu xây dựng chương trình học, thời gian đọc sách chính thức áp dụng cho các trường phổ thông các cấp trong cả nước.

Một chương trình với những loại sách, báo phù hợp với lứa tuổi. Bên cạnh, cần nâng cao chất lượng hoạt động thư viện như để tạo thói quen đọc sách, báo trong giới trẻ và người dân.

CAO HUYỀN