Để lễ khai giảng luôn ấn tượng trong học sinh

Cập nhật, 06:42, Thứ Hai, 25/07/2016 (GMT+7)

Theo ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, chỉ đạo của Bộ GD- ĐT, hướng dẫn của Sở GD- ĐT, tất cả hiệu trưởng đã điều chỉnh cách tổ chức các buổi lễ trong trường học phải “Vì học sinh”.

Hầu hết, các trường đều thực hiện theo chỉ đạo cụ thể của từng Sở GD-ĐT. Mọi việc diễn ra khá suôn sẻ và cũng tạo cho xã hội thấy đã có sự thay đổi bước đầu và mở màn là ngày khai giảng vào ngày 5/9 hàng năm.

Có một số trường đã tạo ấn tượng với học sinh là chương trình đã được rút ngắn lại. Học sinh được nghe thư gửi của Chủ tịch nước và của tỉnh nhân ngày khai trường. Không còn cảnh học sinh ngáp vắn, ngáp dài, ngồi phơi nắng vì có quá nhiều bài phát biểu, bài cảm tưởng.

Cái hay của một số trường này là cho học sinh chọn ra một thông điệp của từng lớp, được dán trên một bông hoa. Lớp 6/4 chọn “Quyết tâm học tập”, lớp 6/2 thích “Vui học mỗi ngày”, lớp 7/5 cùng hô to “Cùng học cùng vui”; lớp 7/7 lại nhất trí là “Năng động sáng tạo”; lớp 8/1 chọn “Vâng lời thầy cô”, lớp 8/3 chỉ có hai chữ “Chăm ngoan” trên bông hoa. Còn lớp 9/1 thích “Rèn đức luyện tài”, lớp 9/5 lại đồng tình với “Chủ động học tập”.

Đại diện các lớp cùng ùa lên xếp hình trước toàn thể đại biểu và trông các em rất đẹp. Tất cả đều hô to mục tiêu của lớp trong năm học mới cũng là cách nêu quyết tâm phấn đấu, lời cam kết trước cha mẹ, thầy cô.

Học sinh mới tuyển vào trường cũng được đón tiếp trang trọng, ấm cúng và ấn tượng bằng chùm bong bóng, cái nắm tay dẫn vào, cái bảng đẹp tên lớp mới được học sinh lớp trên cầm tay đi dẫn đầu, cùng đi còn có cô giáo chủ nhiệm trong năm học mới.

Rồi việc tặng quà cho học sinh hiếu học có hoàn cảnh khó khăn, rồi học sinh lớp trên tặng sách đã học cho các bạn này. Nhiều kỷ niệm đẹp được lưu lại bằng nhiều bức ảnh ngày khai trường.

Chỗ chụp ảnh được trang trí ấn tượng cũng là cách hay để phục vụ quyển kỷ yếu hay trang trí lớp và đó chính là những kỷ niệm thời học sinh của học sinh cuối cấp. Trong lời phát biểu khai trường của hiệu trưởng, cần thể hiện tính tương tác với học sinh. Đại loại “Với mục tiêu như thế, các em thấy có cần không?” thì chắc chắn toàn trường sẽ đáp lại “Cần”. Hay “Các em đã sẵn sàng cho năm học mới chưa?” thì các em sẽ đồng thanh: “Sẵn sàng”. Những tiếng vang to từ lời đáp của toàn trường giúp đội hình trật tự hơn, các em cùng lắng nghe thầy hiệu trưởng phát biểu cũng là một kỹ thuật giúp cho “lời vàng ngọc” không uổng phí.

Màu sắc, âm thanh qua lời đáp hòa vào nhạc nền và sự trang trọng của buổi lễ ắt hẳn tạo ra ấn tượng cho các em.

Một điều nữa là chuẩn bị, tạo cơ hội cho các em tham gia phần nào, việc nào trong chương trình cũng tạo ra tâm trạng háo hức buổi khai trường, kể cả một số học sinh tiêu biểu (lớp trưởng) cùng lên đứng nghiêm trang khi hiệu trưởng gióng trống khai trường. Hãy chú ý tạo tâm lý cho các em “thích”, “muốn” tham gia các buổi lễ hơn là “chán”, “bị”.

Rồi đây, những đề tài cho bài văn, bài toán trong bài kiểm tra cùng các hoạt động khác sẽ lồng ghép nội dung các buổi lễ này vào cũng góp phần tăng sức chú ý của các em.

Có như vậy, dù chưa hoàn chỉnh cũng là phần nào thể hiện công cuộc đổi mới giáo dục phổ thông chứ không chỉ

™TRẦN HOÀNG TÚY