Ảnh: Thủ tướng tham quan công nghệ sản xuất điện rác đầu tiên của VN

Cập nhật, 15:59, Thứ Hai, 20/03/2017 (GMT+7)

Thủ tướng đánh giá cao công trình sáng tạo và trí tuệ của người Việt Nam. Nếu công nghệ này được nghiệm thu và đánh giá tốt sẽ mở ra cơ hội áp dụng rộng rãi.

 

Theo Vũ Dũng/VOV

Ảnh: Quang Hiếu

 

 

Sáng 18/3 tại Khu công nghiệp Đồng Văn, Hà Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tham quan công nghệ điện rác (gọi tắt là WTE), một sản phẩm nghiên cứu và phát triển công nghệ của Công ty TNHH Thủy lực-Máy (HMC). Đây được cho là công nghệ chuyển hóa chất thải rắn thành năng lượng điện rác đầu tiên do các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu và ứng dụng thành công.
Sáng 18/3 tại Khu công nghiệp Đồng Văn, Hà Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tham quan công nghệ điện rác (gọi tắt là WTE), một sản phẩm nghiên cứu và phát triển công nghệ của Công ty TNHH Thủy lực-Máy (HMC). Đây được cho là công nghệ chuyển hóa chất thải rắn thành năng lượng điện rác đầu tiên do các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu và ứng dụng thành công.

 

Từ rác thải rắn, công nghệ này chuyển hóa các vật chất từ pha rắn sang pha khí, tiếp đó chuyển thành khí đốt tổng hợp (syngas) và thành nhiên liệu sử dụng cho động cơ đốt trong tạo ra điện. Đây là một sáng chế của các nhà khoa học và kỹ sư của Công ty TNHH Thủy lực-Máy HMC, nghiên cứu từ năm 2002 đến nay.
Từ rác thải rắn, công nghệ này chuyển hóa các vật chất từ pha rắn sang pha khí, tiếp đó chuyển thành khí đốt tổng hợp (syngas) và thành nhiên liệu sử dụng cho động cơ đốt trong tạo ra điện. Đây là một sáng chế của các nhà khoa học và kỹ sư của Công ty TNHH Thủy lực-Máy HMC, nghiên cứu từ năm 2002 đến nay.

 

 

Sau khi nghe lãnh đạo các bộ, ngành đánh giá về công nghệ này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, công nghệ này là sáng tạo và trí tuệ Việt Nam, lần đầu tiên áp dụng ở nước ta. Thủ tướng đánh giá cao, biểu dương tập thể lãnh đạo, kỹ sư của Công ty TNHH Thủy lực - Máy đã có nhiều năm nghiên cứu công nghệ này và bước đầu thực nghiệm khá thành công. Nếu công nghệ này được nghiệm thu và đánh giá tốt sẽ mở ra cơ hội áp dụng rộng rãi.
Sau khi nghe lãnh đạo các bộ, ngành đánh giá về công nghệ này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, công nghệ này là sáng tạo và trí tuệ Việt Nam, lần đầu tiên áp dụng ở nước ta. Thủ tướng đánh giá cao, biểu dương tập thể lãnh đạo, kỹ sư của Công ty TNHH Thủy lực - Máy đã có nhiều năm nghiên cứu công nghệ này và bước đầu thực nghiệm khá thành công. Nếu công nghệ này được nghiệm thu và đánh giá tốt sẽ mở ra cơ hội áp dụng rộng rãi.

 

 

Thủ tướng cũng đánh giá cao các bộ, ngành và tỉnh Hà Nam đã quan tâm đến công nghệ điện rác từ chất thải rắn, là một vấn đề mới và lớn, nhất là trong bối cảnh nước ta đang thực hiện Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.
Thủ tướng cũng đánh giá cao các bộ, ngành và tỉnh Hà Nam đã quan tâm đến công nghệ điện rác từ chất thải rắn, là một vấn đề mới và lớn, nhất là trong bối cảnh nước ta đang thực hiện Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.

 

 

Thủ tướng cho rằng, đây là bài học kinh nghiệm tốt kết hợp giữa nghiên cứu khoa học và cuộc sống, khắc phục tình trạng bỏ ra hàng trăm, hàng nghìn tỉ đồng nghiên cứu nhưng lại không ứng dụng được vào sản xuất.
Thủ tướng cho rằng, đây là bài học kinh nghiệm tốt kết hợp giữa nghiên cứu khoa học và cuộc sống, khắc phục tình trạng bỏ ra hàng trăm, hàng nghìn tỉ đồng nghiên cứu nhưng lại không ứng dụng được vào sản xuất.

 

Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, và tỉnh Hà Nam cần tiếp tục hỗ trợ, tạo mọi điều kiện để công ty tiếp tục hoàn chỉnh công nghệ, vận hành thử nghiệm thành công và đưa công nghệ vào sản xuất thương mại, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường, phát triển kinh tế.
Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, và tỉnh Hà Nam cần tiếp tục hỗ trợ, tạo mọi điều kiện để công ty tiếp tục hoàn chỉnh công nghệ, vận hành thử nghiệm thành công và đưa công nghệ vào sản xuất thương mại, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường, phát triển kinh tế.

 

 

"Vấn đề lớn cần được quan tâm là khuyến khích các nghiên cứu có thể đi vào cuộc sống nhưng không tạo ra độc quyền. Công nghệ nào sạch hơn, rẻ hơn, cạnh tranh hơn, tất nhiên là cạnh tranh lành mạnh sẽ được hoan nghênh. Điều đó mang lại lợi ích cho đất nước, cho xã hội"- Thủ tướng nhấn mạnh