Xe tăng "mãnh hổ" PT-76 khiến Mỹ-ngụy khiếp sợ trên mặt trận Khe Sanh

Cập nhật, 10:59, Thứ Bảy, 24/09/2016 (GMT+7)

Cỗ tăng lội nước PT-76 số hiệu 555 là xe hạng nhẹ nhưng đã tung hoành hiệu quả trong các trận Tà Mây và Làng Vây trên chiến trường Đường 9-Khe Sanh.

Theo Trung Hiếu/VOV.VN

 

PT-76 là xe tăng “lưỡng cư” do Liên Xô sản xuất để phục vụ nhiệm vụ trinh sát. Liên Xô viện trợ loại xe này cho Quân đội Nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ.
PT-76 là xe tăng “lưỡng cư” do Liên Xô sản xuất để phục vụ nhiệm vụ trinh sát. Liên Xô viện trợ loại xe này cho Quân đội Nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ.

 

Lớp giáp của xe khá mỏng, chỗ dày nhất chỉ khoảng 20-25mm. Chiếc xe trong chùm ảnh này là xe tăng gốc số hiệu 555 từng do anh hùng Lê Xuân Tấu chỉ huy.
Lớp giáp của xe khá mỏng, chỗ dày nhất chỉ khoảng 20-25mm. Chiếc xe trong chùm ảnh này là xe tăng gốc số hiệu 555 từng do anh hùng Lê Xuân Tấu chỉ huy.

 

Với trọng lượng nhỏ và tính năng bơi tốt, xe PT-76 được ta lựa chọn cho kế hoạch cơ động bí mật dưới lòng sông Xê Pôn trong trận đánh cứ điểm Làng Vây của Mỹ ngụy ở Quảng Trị.
Với trọng lượng nhỏ và tính năng bơi tốt, xe PT-76 được ta lựa chọn cho kế hoạch cơ động bí mật dưới lòng sông Xê Pôn trong trận đánh cứ điểm Làng Vây của Mỹ ngụy ở Quảng Trị.

 

Xe 555 này đã lập chiến công vang dội trong các trận Tà Mây, Làng Vây (1968) và trong chiến dịch Đường 9-Nam Lào (1971), trở thành xe truyền thống đầu tiên của binh chủng tăng thiết giáp.
Xe 555 này đã lập chiến công vang dội trong các trận Tà Mây, Làng Vây (1968) và trong chiến dịch Đường 9-Nam Lào (1971), trở thành xe truyền thống đầu tiên của binh chủng tăng thiết giáp.

 

Lái xe PT-76 có tối đa 3 kính tiềm vọng chĩa ra 3 hướng, trong đó 2 bên là kính thường, ở giữa có thể lắp kính hồng ngoại (để nhìn đêm) hoặc kính bơi.
Lái xe PT-76 có tối đa 3 kính tiềm vọng chĩa ra 3 hướng, trong đó 2 bên là kính thường, ở giữa có thể lắp kính hồng ngoại (để nhìn đêm) hoặc kính bơi.

 

Mặt trước tháp pháo và bên phải pháo gắn 1 súng máy bắn bộ binh. (Xe 555 hiện trưng bày tại Bảo tàng Tăng-Thiết giáp ở Hà Nội.)
Mặt trước tháp pháo và bên phải pháo gắn 1 súng máy bắn bộ binh. (Xe 555 hiện trưng bày tại Bảo tàng Tăng-Thiết giáp ở Hà Nội.)

 

Phía trên tháp pháo gắn súng phòng không 12,7mm (trong ảnh súng này phủ bạt).
Phía trên tháp pháo gắn súng phòng không 12,7mm (trong ảnh súng này phủ bạt).

 

Vỏ đạn pháo ngoài cùng bên trái (cỡ nhỏ hơn, 76,2mm) là của xe PT-76.
Vỏ đạn pháo ngoài cùng bên trái (cỡ nhỏ hơn, 76,2mm) là của xe PT-76.

 

Tăng thiết giáp sử dụng trong chiến dịch Đường 9-Khe Sanh, giai đoạn từ 23/1-7/2/1968. Trận Làng Vây là trận hiệp đồng binh chủng đầu tiên của ta với xe tăng tham gia tấn công căn cứ phòng ngự kiên cố của địch.
Tăng thiết giáp sử dụng trong chiến dịch Đường 9-Khe Sanh, giai đoạn từ 23/1-7/2/1968. Trận Làng Vây là trận hiệp đồng binh chủng đầu tiên của ta với xe tăng tham gia tấn công căn cứ phòng ngự kiên cố của địch.

 

Trận Tà Mây, xe 555 dù đơn độc vẫn dũng mãnh tả xung hữu đột, vừa nã pháo vào địch, vừa bắn phi cơ trên đầu, đồng thời chà xát công sự đối phương, tạo thế cho bộ binh ta xông lên.
Trận Tà Mây, xe 555 dù đơn độc vẫn dũng mãnh tả xung hữu đột, vừa nã pháo vào địch, vừa bắn phi cơ trên đầu, đồng thời chà xát công sự đối phương, tạo thế cho bộ binh ta xông lên.

 

Đến trận Làng Vây, xe tăng 555 lại dẫn đầu đội hình trung đội, đè bẹp ổ đề kháng của địch, giúp quân ta nhanh chóng làm chủ cứ điểm của quân Mỹ ngụy.
Đến trận Làng Vây, xe tăng 555 lại dẫn đầu đội hình trung đội, đè bẹp ổ đề kháng của địch, giúp quân ta nhanh chóng làm chủ cứ điểm của quân Mỹ ngụy.

 

Thắng lợi giòn giã, đạt hiệu suất cao tại cứ điểm Làng Vây đã mở ra truyền thống vẻ vang của binh chủng tăng-thiết giáp Việt Nam: “Đã ra quân là đánh thắng”./.
Thắng lợi giòn giã, đạt hiệu suất cao tại cứ điểm Làng Vây đã mở ra truyền thống vẻ vang của binh chủng tăng-thiết giáp Việt Nam: “Đã ra quân là đánh thắng”./.