"Thất sơn" ngày hội Vía Bà

Cập nhật, 17:52, Thứ Hai, 30/05/2016 (GMT+7)

Những ngày giữa tháng 4 (âm lịch) hàng năm, rất đông du khách tìm về với vùng “thất sơn” hùng vĩ, để tham gia lễ hội Vía Bà Chúa xứ Núi Sam, cũng như tham quan nhiều danh lam, thắng cảnh tuyệt đẹp khác tại đây.

 

Phà Bắc Vàm Cống qua sông Hậu, nối liền huyện Lấp Vò- Đồng Tháp với thành phố Long Xuyên- An Giang, là đầu mối giao thông quan trọng trên đường từ TP.HCM đi Châu Đốc. Theo người dân ở đây, vào những ngày khai hội Vía Bà, lượng xe hành hương qua lại chuyến phà đông đúc hẳn, thậm chí có lúc còn kẹt cứng.
Phà Bắc Vàm Cống qua sông Hậu, nối liền huyện Lấp Vò- Đồng Tháp với thành phố Long Xuyên- An Giang, là đầu mối giao thông quan trọng trên đường từ TP.HCM đi Châu Đốc. Theo người dân ở đây, vào những ngày khai hội Vía Bà, lượng xe hành hương qua lại chuyến phà đông đúc hẳn, thậm chí có lúc còn kẹt cứng.

 

Lễ hội Bà Chúa Xứ, được tổ chức hàng năm tại miếu Bà Chúa Xứ- phường Núi Sam, TP Châu Đốc, tỉnh An Giang.  Năm nay, lễ hội được diễn ra từ ngày 26 đến 29/5 (nhằm 20 đến 23/4 âm lịch), là một trong những lễ hội dân gian lớn nhất Nam bộ thu hút hàng ngàn du khách thập phương tìm về.
Lễ hội Bà Chúa Xứ, được tổ chức hàng năm tại miếu Bà Chúa Xứ- phường Núi Sam, TP Châu Đốc, tỉnh An Giang. Năm nay, lễ hội được diễn ra từ ngày 26 đến 29/5 (nhằm 20 đến 23/4 âm lịch), là một trong những lễ hội dân gian lớn nhất Nam bộ thu hút hàng ngàn du khách thập phương tìm về.

 

Không chỉ ban ngày mà còn cả ban đêm, thậm chí là giữa khuya đều có khách mang vật lễ đến Vía Bà
Không chỉ ban ngày mà còn cả ban đêm, thậm chí là giữa khuya đều có khách mang vật lễ đến Vía Bà

 

Trong khuôn viên miếu rất đông khách hành hương chuẩn bị lễ vật để mang vào  khu vực Vía Bà.
Trong khuôn viên miếu rất đông khách hành hương chuẩn bị lễ vật để mang vào khu vực Vía Bà.

 

Bên trong khu vực đặt tượng Bà Chúa Xứ, đã rất đông người đi vía mặc dù chỉ mới 2h sáng. Theo người dân địa phương “càng về sáng khách càng đến đông hơn”.
Bên trong khu vực đặt tượng Bà Chúa Xứ, đã rất đông người đi vía mặc dù chỉ mới 2h sáng. Theo người dân địa phương “càng về sáng khách càng đến đông hơn”.

 

 

 

Các con đường như: Châu Vĩnh Tế, Tân Lộ Kiều Nương, Kha Thị Láng, Mai Văn Tạo,..thuộc khu vực Phường Núi Sam, TP Châu Đốc trở nên đông đúc người mua kẻ bán cả ngày lẫn đêm.
Các con đường như: Châu Vĩnh Tế, Tân Lộ Kiều Nương, Kha Thị Láng, Mai Văn Tạo,..thuộc khu vực Phường Núi Sam, TP Châu Đốc trở nên đông đúc người mua kẻ bán cả ngày lẫn đêm.

 

Sau khi Vía Bà, rất nhiều khách du lịch tìm đến tham quan Núi Cấm. Núi Cấm còn được gọi là Núi Ông Cấm hay Thiên Cấm sơn nằm trên địa bàn xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, cách thành phố Châu Đốc khoảng 37 km. Núi có độ cao 705m, núi Cấm cũng là ngọn núi cao nhất ĐBSCL. Đây là điểm tham quan du lịch nổi tiếng của An Giang hàng năm thu hút hàng ngàn du khách.
Sau khi Vía Bà, rất nhiều khách du lịch tìm đến tham quan Núi Cấm. Núi Cấm còn được gọi là Núi Ông Cấm hay Thiên Cấm sơn nằm trên địa bàn xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, cách thành phố Châu Đốc khoảng 37 km. Núi có độ cao 705m, núi Cấm cũng là ngọn núi cao nhất ĐBSCL. Đây là điểm tham quan du lịch nổi tiếng của An Giang hàng năm thu hút hàng ngàn du khách.

 

Đến Núi Cấm, du khách sẽ được tham quan các danh lam và danh thắng như: Chùa Vạn Linh, chùa Phật Lớn, tượng Phật Di Lặc,... hay thả cá và thả thức ăn cho cá tại hồ Thủy Liêm cầu mong mai mắn, bình an.
Đến Núi Cấm, du khách sẽ được tham quan các danh lam và danh thắng như: Chùa Vạn Linh, chùa Phật Lớn, tượng Phật Di Lặc,... hay thả cá và thả thức ăn cho cá tại hồ Thủy Liêm cầu mong mai mắn, bình an.

 

Trước đây, để lên đỉnh núi thì du khách thường đi bộ hoặc xe ôm, hay chọn phương án là đi xe của công ty du lịch. Từ năm 14/02/2015, Cáp treo núi Cấm, hệ thống cáp treo đầu tiên tại đồng bằng sông Cửu Long được đưa vào hoạt động. Đây là một loại hình dịch vụ hiện đại và an toàn cao, nếu đi ô tô du khách phải mất 20 phút để lên tới đỉnh núi nhưng với hệ thống cáp treo này thời gian di chuyển chỉ còn 12 phút.
Trước đây, để lên đỉnh núi thì du khách thường đi bộ hoặc xe ôm, hay chọn phương án là đi xe của công ty du lịch. Từ năm 14/02/2015, Cáp treo núi Cấm, hệ thống cáp treo đầu tiên tại đồng bằng sông Cửu Long được đưa vào hoạt động. Đây là một loại hình dịch vụ hiện đại và an toàn cao, nếu đi ô tô du khách phải mất 20 phút để lên tới đỉnh núi nhưng với hệ thống cáp treo này thời gian di chuyển chỉ còn 12 phút.

TRẦN NGỌC (Thực hiện)