Blog thị trường

Vẫn còn quá nhiều thủ tục hành chính

Cập nhật, 13:55, Thứ Sáu, 07/09/2018 (GMT+7)

Tại hội thảo giữa kỳ về cải cách kinh tế Việt Nam mới đây, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đưa ra đánh giá sơ bộ về kết quả tái cơ cấu kinh tế giai đoạn 2016- 2018, trong đó có 24% mục tiêu cơ cấu lại dự kiến hoàn thành, 32% có khả năng hoàn thành và 41% khó hoàn thành.

Theo ông Nguyễn Đình Cung- Viện trưởng CIEM, kết quả cơ cấu lại kinh tế nửa đầu giai đoạn 2016- 2020 cho thấy kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng phục hồi, đạt mức tương đối cao, chất lượng tăng trưởng cải thiện, cách thức tăng trưởng có thay đổi tích cực so với trước.

Tuy nhiên, cách thức phân bố nguồn lực vẫn chưa thay đổi. Nguồn lực về cơ bản chưa được phân bố lại theo hướng nâng cao hiệu quả. Các dòng chảy lớn như sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ; nông thôn sang thành thị, nhà nước sang tư nhân… còn chuyển dịch chậm.

Ông Nguyễn Đình Cung cho rằng, giải pháp quan trọng nhất trong thời gian tới có lẽ là nhóm giải pháp về nghiên cứu chuẩn bị cho giai đoạn 2021- 2030.

Nội dung của giai đoạn này phải là vừa hoàn thành chuyển đổi sang kinh tế thị trường hiện đại, kinh tế số, vừa phải tận dụng cơ hội cách mạng 4.0.

Giai đoạn này phải chấm dứt tình trạng “kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi” để biện minh cho sự kém cỏi, yếu kém.

“Chỉ có thị trường, thị trường và thị trường hơn mới tạo ra động lực mới cho tăng trưởng, phát triển. Còn nếu cứ kiềm hãm thị trường như hiện nay thì sẽ không có dư địa cho tăng trưởng”- ông Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh.

Trong khi đó, một số chuyên gia cho rằng vẫn còn quá nhiều thủ tục hành chính. Việt Nam có trên 7.200 thủ tục hành chính, chi phí tuân thủ tốn kém và có xu hướng tăng.

Đặc biệt, lệ phí liên quan đến doanh nghiệp.Vì vậy, cần tiếp tục cắt giảm thủ tục hành chính, các thủ tục nào không cần thiết có thể áp dụng thu phí dịch vụ. Chuyển việc kiểm tra thủ tục kinh doanh sang hậu kiểm, xã hội hóa thủ tục đăng ký hợp quy, hợp chuẩn.

Bido2_40.com

Các tin khác: