Blog thị trường

Bàn cách phát triển kinh tế tư nhân

Cập nhật, 05:07, Thứ Sáu, 02/06/2017 (GMT+7)

Tại hội thảo “Đổi mới doanh nghiệp nhà nước và phát triển kinh tế tư nhân” dưới sự chỉ đạo của Ban Kinh tế Trung ương, Trung tâm Thông tin kinh tế và Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh; ông Trần Đình Thiên- Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam- đã nhận xét chi phí của doanh nghiệp đang tăng cao có liên quan đến nguồn thu của Nhà nước.

Nếu thu của Nhà nước càng nhiều thì chi phí của doanh nghiệp càng tăng lên. Nhà nước giảm chi thì doanh nghiệp sẽ lập tức giảm được chi phí.

Theo Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp, tuy đóng góp ngày càng quan trọng vào phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam, nhưng hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp tư nhân còn hạn chế.

Còn số liệu của Ban Kinh tế Trung ương cho thấy, tỷ trọng trong GDP của khu vực kinh tế tư nhân duy trì ổn định khoảng 39- 40%.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của kinh tế tư nhân có xu hướng giảm trong những năm gần đây; năng lực nội tại của kinh tế tư nhân nhìn chung còn thấp, chủ yếu vẫn là kinh tế hộ, cá thể, trình độ công nghệ thấp và chậm đổi mới.

Tại Hội nghị Trung ương 5 khóa XII, BCH Trung ương đã thống nhất cao về việc tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, giám sát, kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; thường xuyên chăm lo tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển kinh tế tư nhân; hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới, sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực...

Do vậy, theo ông Trần Đình Thiên, cùng trong một môi trường kinh doanh nhưng doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nhà nước được hưởng rất nhiều lợi thế từ đất đai, thị trường, chính sách so với doanh nghiệp tư nhân. “Như vậy thì làm sao doanh nghiệp tư nhân có thể phát triển được.

Chúng ta phải tìm cách giải tỏa điểm nghẽn, nút thắt từ môi trường đầu tư bất bình đẳng để cho doanh nghiệp tư nhân lớn mạnh”- ông nói.

Bido2_40.com