Khuyến cáo gieo sạ giống lúa ngắn ngày, chịu phèn, mặn

Cập nhật, 05:23, Thứ Năm, 10/03/2016 (GMT+7)

+ Phủ rơm, rạ giữ ấm cây ăn trái

Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp- PTNT), trong vụ lúa Hè Thu 2016, ngoài việc ưu tiên cho sản xuất giống lúa phù hợp cơ cấu mùa vụ, thị trường thì cần chú ý diễn biến xâm nhập mặn, nhất là ở các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang và Hậu Giang.

Cần làm đất kỹ, bón vùi vôi trọng lượng 500- 1.000 kg/ha.
Cần làm đất kỹ, bón vùi vôi trọng lượng 500- 1.000 kg/ha.

Cụ thể: đối với những vùng khó khăn về nước tưới, chịu ảnh hưởng phèn, mặn nông dân nên sử dụng một số giống ngắn ngày như: OM 5464, AS 996, OM 2517, OM 5451, OM 6677, OM 6976; vùng ven biển Nam Bộ sử dụng các giống IR50404, OM 576, OM 5476, OM 4900, OMCS 2000, Jasmine 85, RVT, VD 20, ST5; vùng bán đảo Cà Mau phù hợp với các giống OM 4900, OM 2517, GKG 1, OM 7347, RVT, OM 5954.

Cũng theo Cục Trồng trọt, những vùng nhiễm mặn trên 3 g/lít tuyệt đối không được xuống giống; cày phơi đất, khi có nguồn nước ngọt tranh thủ rửa mặn, bón vùi vôi khi làm đất, sử dụng phân đạm chậm tan để chống thất
thoát đạm.

Trên cây ăn trái, vùng nguy cơ nhiễm mặn cần sử dụng rơm, rạ, lục bình phủ gốc giữ ấm cho cây. Khi bị nhiễm mặn cần bón phân Sulphate Kali, vôi bột 500- 1.000 kg/ha, tranh thủ nước ngọt tích nước giữ ẩm.

Tin, ảnh: HOÀNG MINH