Các bước hướng tới thận nhân tạo có thể mang

Cập nhật, 06:17, Thứ Bảy, 20/10/2018 (GMT+7)

Tình trạng không đủ thận ghép cho hàng triệu người bị suy thận đang diễn ra. Ngoài việc cấy ghép, lựa chọn duy nhất cho bệnh nhân là trải qua các buổi lọc máu thường xuyên để loại bỏ chất thải tế bào độc hại khỏi cơ thể.

Hiện các nhà khoa học cho biết một chất hấp thụ urê mới có thể đẩy nhanh tiến độ phát triển thận nhân tạo có thể đeo trên người với trọng lượng nhẹ, có khả năng giúp lọc thận thuận tiện hơn, thoải mái và hiệu quả hơn.

Lọc máu thường đòi hỏi 3 lần/tuần và phải đến một trung tâm chăm sóc sức khỏe trong nhiều giờ. Không chỉ bất tiện, mà kết quả sức khỏe với việc điều trị cũng không hiệu quả.

Vấn đề là thận lọc máu chỉ vài giờ; chạy thận không thể làm tốt công việc khi được thực hiện chỉ vài lần mỗi tuần.

Các nhà khoa học đang mong muốn phát triển một quả thận nhân tạo có thể được đeo xuyên suốt, liên tục thực hiện lọc máu. Tuy nhiên, một trở ngại là urê phải được loại bỏ để duy trì sự cân bằng nitơ của cơ thể.

Hiện nay, việc lọc máu liên quan đến urê sử dụng một enzyme phá vỡ phân tử thành amoniac và carbon dioxide, nhưng lượng vật liệu cần thiết để thực hiện phản ứng này là quá lớn và nặng để được đeo thoải mái trên cơ thể. Vì vậy, Babak Anasori, Yury Gogotsi và các đồng nghiệp muốn thử một cách tiếp cận mới.

Các nhà nghiên cứu đã chuyển sang một vật liệu nano mới nổi gọi là MXene, các hạt nano 2 chiều của cacbua kim loại.

Thay vì phá vỡ urê, MXene có thể bắt được hợp chất bằng cách kẹp các phân tử urê giữa các lớp mỏng nano của nó.

Ở nhiệt độ phòng, vật liệu có thể chiếm lấy 94% urê từ các vật liệu bị loại bỏ ở các máy lọc máu. Khi được thử nghiệm ở nhiệt độ cơ thể (37OC), vật liệu có thể chứa nhiều urê hơn nữa.

Hơn nữa, MXene không giết chết các tế bào, cho thấy rằng nó có thể được sử dụng một cách an toàn trong cơ thể người. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng vật liệu có thể giúp biến khái niệm thận nhân tạo thoải mái đưa vào thực tế.

HẢI HUỲNH (Nguồn: Physorg.com)