Các nhà khoa học "biến" bia thành nhiên liệu

Cập nhật, 05:05, Chủ Nhật, 10/12/2017 (GMT+7)

Các nhà hóa học thuộc ĐH Bristol đã có những bước đầu hướng tới việc chế tạo nhiên liệu bền vững sử dụng bia làm thành tố quan trọng.

Hiện nay, nhu cầu cấp bách về các phương án thay thế bền vững nhiên liệu hóa thạch trong vận tải đối với dầu diesel và xăng.

Một trong những lựa chọn thay thế bền vững nhất cho xăng dầu trên toàn thế giới là bioethanol. Ở Mỹ, xăng thường được bán dưới dạng hỗn hợp với 10% ethanol.

Tuy ethanol không phải là một sự thay thế lý tưởng cho xăng vì nó có vấn đề như mật độ năng lượng thấp hơn, nó dễ dàng trộn lẫn với nước và có thể ăn mòn động cơ. Một giải pháp thay thế nhiên liệu tốt hơn là butanol nhưng điều này rất khó thực hiện từ các nguồn
bền vững.

Các nhà khoa học thuộc Trường Hóa học (ĐH Bristol) đã làm việc trong nhiều năm để phát triển công nghệ chuyển đổi ethanol thành chất butanol.

Điều này đã được chứng minh trong phòng thí nghiệm bằng ethanol tinh khiết, nhưng nếu công nghệ này được mở rộng, nó cần phải làm việc với môi trường lên men ethanol thực sự.

Chúng chứa rất nhiều nước (khoảng 90%) và các tạp chất khác, do đó công nghệ mới đã được phát triển để dung thứ điều đó.

GS. Duncan Wass- Trưởng nhóm nghiên cứu, nói: “Chất alcohol trong đồ uống có cồn thực sự là ethanol- chính xác cùng một phân tử mà chúng tôi muốn biến thành butanol như một chất thay thế xăng.

Vì vậy, đồ uống có cồn là một mô hình lý tưởng cho môi trường lên men ethanol công nghiệp- ethanol cho nhiên liệu chủ yếu được thực hiện bằng cách sử dụng quá trình sản xuất bia.

Nếu công nghệ của chúng tôi làm việc với đồ uống có cồn (đặc biệt là bia là mô hình tốt nhất), điều đó cho thấy nó có tiềm năng tăng cao tạo butanol thay thế xăng theo quy mô công nghiệp”.

Công nghệ được sử dụng để chuyển ethanol thành butanol được gọi là chất xúc tác- đó là hóa chất giúp tăng tốc và kiểm soát phản ứng hóa học và đã được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp hóa dầu.

Nghiên cứu chính của nhóm cho thấy chất xúc tác sẽ chuyển đổi bia (đặc biệt là ethanol trong bia) thành butanol.

GS. Wass nói thêm: “Chúng tôi không thực sự muốn sử dụng bia ở quy mô công nghiệp và cạnh tranh với các cây lương thực tiềm năng.

Bia thực sự là một mô hình tuyệt vời cho việc pha trộn các hóa chất mà chúng ta cần phải sử dụng trong một quy trình công nghiệp thực sự, vì vậy nó cho thấy công nghệ này đang tiến gần hơn đến thực tế”.

HẢI HUỲNH (Nguồn: Physorg, Mail Online/Science)