Phương pháp chụp ảnh mới có thể phát hiện, theo dõi và điều trị ung thư tuyến tiền liệt

Cập nhật, 04:59, Thứ Hai, 05/12/2016 (GMT+7)

Một nhóm nghiên cứu quốc tế báo cáo thành công phương pháp chụp cắt lớp phát xạ positron (PET) để theo dõi, trong thời gian thực, một kháng thể nhắm đến đường cơ quan thụ cảm một hormone có liên quan đặc biệt trong bệnh ung thư tuyến tiền liệt. 

Đường cơ quan thụ cảm androgen này thúc đẩy sự phát triển của đại đa số bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Kỹ thuật này cho thấy triển vọng sử dụng một kháng thể để phát hiện và theo dõi ung thư tuyến tiền liệt và các ung thư nội tiết tố nhạy cảm khác, cũng như để hướng dẫn điều trị trong thời gian thực.

“Phát hiện này cho thấy, những nhân tố hình ảnh riêng có thể cung cấp cách nhìn duy nhất vào tiến triển của bệnh trong thời gian thực”- Daniel Thorek, PGS về X- quang và khoa học phóng xạ thuộc Khoa Y- ĐH Johns Hopkins cho biết.

Thorek cho biết, thành công đặc biệt quan trọng cho thách thức làm việc trên mô hình động vật nhỏ. “Chúng tôi theo dõi và giám sát rất chính xác tuyến tiền liệt chuột, và nó đem đến hy vọng cách tiếp cận tương tự có thể được sử dụng điều trị ở người”, ông nói thêm.

Thực hành lâm sàng hiện tại phát hiện ung thư tuyến tiền liệt bằng cách theo dõi đường cơ quan thụ cảm androgen- một dấu hiệu bệnh ung thư bằng cách xét nghiệm máu kháng nguyên tuyến tiền liệt (PSA). Sự hiện diện của PSA cao chỉ ra rằng con đường cơ quan thụ cảm androgen đang hoạt động và có thể chỉ ra ung thư tuyến tiền liệt đang hiện hữu.

Nồng độ PSA trong máu bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, chẳng hạn như độ tuổi và loại khối u, làm cho nó khó xác định sự thật đường cơ quan thụ cảm androgen đang kích hoạt.

Trong nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm nhân tố hình ảnh trong mô hình bệnh dưới phác đồ điều trị chuẩn. Trong mỗi trường hợp, hoạt động bệnh được chụp và định lượng, cho phép nhóm nghiên cứu thấy hoạt động con đường cơ quan thụ cảm androgen như mong đợi.

HẢI HUỲNH (Nguồn: Medical Express)