Xét nghiệm máu đơn giản có thể chẩn đoán nguy cơ 10 năm đau tim

Cập nhật, 05:31, Chủ Nhật, 25/09/2016 (GMT+7)

Một xét nghiệm di truyền có thể xác định những người có nguy cơ bị đau tim một thập niên. Việc tính toán dựa trên xét nghiệm di truyền này có thể giúp các bác sĩ ngăn chặn vô số các cơn đau tim- các chuyên gia cho biết.

Bệnh tim mạch vành, nơi các động mạch chủ bị tắc, giết chết gần 70.000 người ở Anh mỗi năm. Trong khi ở Mỹ, gần 380.000 chết vì đột quỵ mỗi năm.

Nhiều người trong những trường hợp này có thể tránh được, với ảnh hưởng các yếu tố lối sống- đặc biệt là uống rượu, hút thuốc, chế độ ăn uống và tập thể dục- có ảnh hưởng khoảng 85% các trường hợp.

Tuy nhiên, một số người không để ý đến khi họ bắt đầu chịu những dấu hiệu cảnh báo, đặc biệt là tăng cholesterol, huyết áp cao và sự phát triển của bệnh tiểu đường tuýp 2.

Một xét nghiệm di truyền, thu thập thông qua mẫu máu, có thể giúp các bác sĩ nhận biết những người có nguy cơ trước khi họ bắt đầu có triệu chứng.

GS. Nilesh Samani- bác sĩ tim mạch thuộc Trường ĐH Leicester- cho biết: “Chúng tôi biết rằng bệnh tim mạch vành bắt đầu ở tuổi trẻ, một vài thập niên trước khi có triệu chứng.

Các biện pháp phòng ngừa tốt nhất nên được áp dụng sớm hơn, đặc biệt là cho những người có nguy cơ cao.

Đây là lần đầu tiên nghiên cứu thực sự lớn cho thấy những lợi ích tiềm năng của việc sử dụng một số điểm có nguy cơ qua di truyền và trên các phương pháp hiện tại để xác định những người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành”.

TS. Mike Knapton- Phó Giám đốc y khoa thuộc Quỹ Tim mạch Anh- cho biết: “Công cụ mới này có thể vô giá trong việc xác định chính xác hơn những người có nguy cơ phát triển bệnh tim.

Tuy nhiên, điều quan trọng phải nhớ rằng, có một khuynh hướng di truyền căn bệnh mạch vành không đảm bảo người đó sẽ phát triển bệnh tim.

Vì một người xác định có nguy cơ tăng cũng có thể giảm nguy cơ đột quỵ bằng cách ngưng hút thuốc lá, tập thể dục thường xuyên, kiểm soát cân nặng của mình và uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, chẳng hạn như statin”.

HẢI HUỲNH (Nguồn: Mail Online/Health)